CATEGORIES
3dStuff ------ Wallpaper ------ Fonts ------ Photoshop ------ Softwares WebTemplates ------ Brushes ------ Plugins ------ Vectors ------ Tutorials

Rococo

NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH ROCOCO VÀ MỐI LIÊN
HỆ GIỮA NỘI THẤT VÀ KIẾN TRÚC

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG CÁCH ROCOCO

ĐỊNH NGHĨA
Rococo là khái niệm mà các nhà phê bình nghệ thuật thế kỷ 19 sử dụng để mô tả những công trình trang trí lộng lẫy, cầu kì, tinh tế, sử dụng nhiều đường cong, hình xoắn ốc đã được phát triển từ trường phái Baroque

NỘI DUNG
Chủ yếu được thể hiện ở những công trình kiến trúc, trang trí nội thất, trang trí đồ gỗ, tường nhà của những biệt thự, nhà riêng của cư dân, các tp điêu khắc, hội hoạ, phục vụ cho trang chí nhà thờ thiên chúa giáo .
Tại Đức và Áo, phong cách Rococo được ứng dụng vào những công trình nội thất kiểu Baroc trong các nhà thờ và cung điện.

ĐẶC ĐIỂM
Rococo có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa Baroque và trang trí vườn non bộ kiểu Pháp, đá và vỏ sò được sử dụng để trang trí kiến trúc ngoại thất nhà vườn. Trong suốt thế kỷ 18 ở Pháp, một tầng lớp trung lưu có thế lực và giàu có mới phát triển rất nhanh và mạnh, mặc dù giới quý tộc và hoàng gia vẫn là những người bảo trợ chính cho Nghệ thuật. Sau cái chết của vua Louis XIV và sự từ bỏ cung điện Versailles, xã hội thượng lưu Paris trở thành nguồn nuôi sống cho phong cách nghệ thuật này. Phong cách này, ban đầu được sử dụng trong việc trang trí nội thất, sau đó được gọi là Rococo. Rococo xuất phát từ ?rocaille?, trong tiếng Pháp có nghĩa là mã não trong và được dùng để chỉ những viên đá và vỏ sò được dùng để trang trí nội thất của các hang động. Do vậy, hình vỏ sò trở thành một motif có tính nguyên tắc trong phong cách Rococo.
Phụ nữ trong xã hội thượng lưu đua nhau trang hoàng nội thất trong nhà ở của họ một cách phù hoa nhất. Vì vậy, phong cách Rococo bị chi phối và ảnh hưởng bởi khiếu thẩm mỹ của phụ nữ. Rococo đặc trưng bởi những đường nét uốn lượn tinh tế, bố cục tuân theo hệ thống, sử dụng mầu sắc nhẹ nhàng trang nhã.

NGUỒN GỐC XUẤT XỨ CỦA PHONG CÁCH ROCOCO
Người ta thường bảo, kiến trúc thời nào, và ở nơi nào, chung quy cũng chỉ là sản phẩm của bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, của thời đó, hoặc thời trước đó, và ở nơi đó. Quả là nếu áp dụng điều này để giải thích hiện tượng phong cách rôcôcô, thì không gì đúng hơn, mặc dầu phong cách này, cũng như tiền thân của nó la phong cách barốc, đều có những đặc điểm và những nguồn gốc khá phức tạp.
Trước hết, từ đâu mà có các từ: "barốc" (baroque) và "rôcôcô" (rococo)? Thật ra, những danh xưng này là do người thời sau đặt ra để gọi cho tiện, chứ người đương thời có khi không gọi là gì cả, mà chỉ ý thức được rằng đó là một phong cách mới mẻ, thế thôi.
Từ barốc (phiên âm của từ tiếng Pháp: baroque), nhưng xuất xứ lại là từ tiếng Bồ Đào Nha: "barroco", và tiếng Tây Ban Nha: "barrueco", hoặc "barroco". Trong hai thứ tiếng này, tính từ "barroco" chỉ một viên ngọc không tròn đều, phần nào hơi dị dạng. Trong lĩnh vực kiến trúc, từ baroque có lúc đã có một nghĩa là kì dị (Từ điển Bách khoa Pháp 1795). Ngày nay, khi chúng ta nói đến phong cách barốc trong kiến trúc, thì chủ yếu là nghĩ đến nhịp điệu, đến tính năng động, đến tinh thần tự do, bay bướm (so với tinh thần cổ điển).
Từ rôcôcô (phiên âm từ tiếng Pháp: rococo, có xuất xứ từ chữ rocaille, có nghĩa là những mảnh đá vụn lổn nhổn; từ này còn dùng để chỉ một phong cách trang trí kiến trúc và trang trí đồ đạc trong nhà: phong cách Louis XV, có cách bố cục cố ý không cân xứng, và sử dụng những hình khối nham nhở, gợi nhắc đến những hình thù động vật (sò, ốc) và thực vật (gốc, rễ cây) trong thiên nhiên.
Chính phong cách "rocaille" (rôcay) này đã có một ảnh hưởng nhất định đến phong cách rôcôcô, và từ rococo là do người Pháp đặt ra.
Trong tiếng Đức, người ta không phân biệt nội dung của hai từ Barockzeit và Rokokozeit, cả hai đều được dùng để chỉ thời kỳ barốc-rôcôcô ở thế kỷ XVIII.
Phong cách rôcôcô là sự tiếp nối lô gích của phong cách barốc, xuất phát từ ý, đặc biệt là từ Roma (thế kỷ XVII), nhưng như chúng ta biết, trong phong cách rôcôcô còn có thêm ảnh hưởng của phong cách rôcay của Pháp. Cái xu hướng kiến trúc nguy nga, lộng lẫy của kiến trúc barốc ý thực đã bắt đầu nhen nhóm ngay từ thời Phục hưng ý. Chỉ cần nêu một thí dụ: gác sân thượng của lâu đài Chambord (1519-1537), mà tác giả là hai kiến trúc sư người ý được Francois Đệ nhất giao cho thiết kế.
Do đó, mà sau này, phản ứng ngược lại của phong trào tân cổ điển nổi lên ở giữa thế kỷ XVIII đối với phong cách barốc và rôcôcô cũng quyết liệt hơn, và từ đó trở đi, chúng đã là nạn nhân của nhiều định kiến, nhất là trải qua những thời kỳ như thời kỳ Nã Phá Luân Đệ Tam, một thời kỳ mà kiến trúc (ở Pháp) hoàn toàn mang tính chất kinh viện, khô khan, nghèo nàn, đã ảnh hưởng rất sâu xa đến cái gu thẩm mỹ của quần chúng. Ngay những cái tên barốc và rôcôcô mà người ta ban cho chúng cũng bao hàm cả một sự khinh miệt, đôi khi đầy ác ý. (Người ta đây là những người có thẩm quyền, và nói chung, thường có gu cổ điển, nhất là các viện sĩ hàn lâm viện và những vị giáo sư khả kính của các trường mỹ thuật).

II.CHẶNG ĐƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG CÁCH ROCOCO QUA TỪNG GAI ĐOẠN

1. THỜI GIAN VÀ KHU VỰC HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
Trường phái rococo phát triển rực rỡ ở một vùng địa dư gồm các nước Đức, áo, Thụy Sĩ, và Trung Âu ở thế kỷ XVIII.
* Từ Baroc đến rococo
Về mặt địa dư, vùng hồ Constance nằm không xa biên giới của hai nước, mà ảnh hưởng về mặt nghệ thuật đối với các nước kể trên được coi như là quyết định, ít nhất từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII : đó là nuớc ý và nước Pháp.
ảnh hưởng của hai thời kỳ nghệ thuật: Phục Hưng Ý và Barốc Ý (1400-1650), quả là đã bao trùm lên khắp Châu Âu, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, đặc biệt là thế kỷ XVII, một thời kỳ rực rỡ của kiến trúc ở ý nói chung, và của phong cách barốc nói riêng. Khắp Âu Châu, các họa sĩ, các nhà điêu khắc, các kiến trúc sư tìm đến những trung tâm nghệ thuật ở ý để học hỏi.
Cuối thế kỷ XVI, ngay sau thắng lợi của cuộc "Phản cải cách" (Contre-Réforme) của toà thánh Vatican chống lại cuộc Cải cách của giáo hội Tin Lành, tòa thánh Vatican và nước ý, nói chung, bước vào một thời kỳ tương đối ổn định, phồn vinh, và nhất là thuận lợi cho việc xây dựng các công trình tôn giáo có tầm cỡ, với một nguồn hứng khởi mới, một quyết tâm mới, và với những kiến trúc sư thiên tài, như: Bernini, mà người Pháp đặt cho biệt hiệu là "Le Bernin" (1598-1680), tác giả của nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc barốc ở Roma, trong đó có quảng trường và hàng hiên hình vòng cung ở trước tòa thánh Vatican (1657-1666). Đó còn là Francesco Borromini(1599-1667), cũng là tác giả của nhiều công trình barốc ở thành phố này, nhưng điều quan trọng hơn cả, là những ý tưởng của ông về một phong cách kiến trúc giàu kịch tính và năng động, tận dụng những đường cong, để tạo nên nhịp điệu và những không gian phong phú. sinh động, đôi khi phức tạp (thời đó khái niệm nhịp điệu còn xa lạ, người ta chỉ biết có khái niệm năng động thôi). Những ý tưởng này sẽ có một ảnh hưởng lớn đến các kiến trúc sư barốc đương thời ở khắp Âu châu, và nhất là đến dòng kiến trúc rôcôcô ra đời ngay sau đó; Guarino Guarini (1624-1683), cũng là tác giả của nhiều công trình barốc, và về mặt lý thuyết, ông đã là người đầu tiên có sáng kiến khai thác các không gian kiến trúc bên trong một ngôi nhà thờ, đặc biệt là các gian bên (bas-côtés). ý tưởng này cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách kiến trúc rôcôcô. Baldassare Longhena (1598-1682), tác giả của Cung điện Pesaro ở Venise, cũng là một kiến trúc sư barốc có tài. Nhưng đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, trong khi ở ý phong cách barốc vẫn tiếp tục, thì ở các nước phía bắc Âu Châu, người ta đã chuyển sang một hướng tìm tòi khác, có thể nói là triệt để hơn, theo như Borromini đã đề xướng: thực hiện những công trình kiến trúc hoành tráng, lộng lẫy, nhưng đồng thời giàu kịch tính và giàu nhịp điệu. Phong cách rôcôcô đã ra đời trong tinh thần ấy, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, và tồn tại cho đến nửa sau thế kỷ XVIII.

Ảnh hưởng của các công trình kiến trúc thời Louis XIV và phong cách rocaille
Vậy thì đâu là phần đóng góp của nước Pháp trong sự nở rộ của phong cách rôcôcô ở các nước bên kia sông Rhein?
Như chúng ta biết, nước Pháp đã chuyển từ phong cách phục hưng sang phong cách cổ điển, từ thời Henri IV trở đi, và từ nửa sau của thế kỷ XVII, Louis XIV đã đưa nó đến một mức độ hoành tráng và lộng lẫy hiếm thấy, nhưng cũng chỉ nằm trong tinh thần cổ điển. Chưa bao giờ nước Pháp dứt khoát đi vào hướng barốc, mặc dầu, như chúng ta sẽ thấy, lúc đó ở Pháp kiến trúc sư có tài không thiếu. Lần duy nhất mà Louis XIV cho mời Le Bernin, kiến trúc sư barốc người ý sang Paris để thiết kế cung điện Louvre (1665), cũng đã không đi đến đâu.
Có thể nói rằng trong suốt hai thế kỷ XVII và XVIII, nước Pháp của các vua chúa và của các nhà quý tộc đã rất cổ điển, mặc dầu vậy nước Pháp đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của các phong cách barốc và rôcôcô. Điều này tưởng như một nghịch lí, nhưng thực ra có cơ sở. Nước Pháp không có, hay ít có, kiến trúc rôcôcô, nhưng lại có khả năng "xuất khẩu" một phong cách đã góp phần làm nên phong cách rôcôcô!
Vốn là nước Pháp, sau thời kỳ huy hoàng của nghệ thuật rômăng và gôtích (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV), đã cùng với nước ý quay trở về với những nguyên lý của kiến trúc cổ điển Hy La - Phục Hưng có nghĩa là làm cho hưng thịnh trở lại nền nghệ thuật cổ điển đã bị quên lãng - biết rằng về mặt nghệ thuật (Phục Hưng), ý đã đi trước Pháp một bước khá xa, ngay từ thế kỷ XV, và đã đi theo một đường hướng độc đáo, vừa dựa vào những nguyên lý cổ điển Hy-La, mà đồng thời lại vừa phát triển theo một hướng sáng tạo, phóng khoáng, và tự do hơn (danh xưng "Quatrocento" của người ý là để chỉ thời kỳ oanh liệt này - kể từ 1400 trở đi). ra đời ở Pháp vào đầu thế kỷ XVIII, đã chinh phục được cái gu thẩm mỹ của giới quý tộc ở khắp các nước Âu Châu. Trong số các kiến trúc sư và các nhà trang trí nội thất đã sáng tạo ra phong cách này, có những người đã từng tham gia thiết kế và thực hiện cung điện Versailles, như: Jules Hardouin-Mansart, Lepautre, Boffrand, nhưng đặc biệt là Oppenord (1672-1742), Juste Aurèle Meissonnier (1693-1750) và Francois de Cuvilliés (1695-1768). Người đã đóng góp nhiều nhất cho phong cách rôcôcô ở vùng Bayern (Bavière, Đức) chính là Francois de Cuvilliés. Bắt đầu từ đầu thế kỷ XVIII, các kiến trúc sư nội thất phong cách rôcay Pháp được mời đi sang làm việc ở khắp các nước Âu Châu, từ Anh, Đức, áo, Thụy Sĩ, cho đến Nga.

Kiến trúc rôcôcô ở các nước bên kia sông Rhein (Rhin)
Đức, có nhiều lâu đài của vua chúa xây theo phong cách barốc và rôcôcô ở một số nơi, rất là đẹp. Trong bộ phim L'Année dernière à Marienbad (1961), của Alain Resnais, tất cả diễn biến của phim đã diễn ra trong một lâu đài barốc-rôcôcô, mà nội thất đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh mẽ, đôi lúc làm cho mình như bị mê hoặc.
ở đây, chúng ta chỉ tập trung nói đến những công trình kiến trúc rôcôcô ở vùng xung quanh hồ Constance mà thôi.
Đây chủ yếu là những công trình kiến trúc tôn giáo (nhà thờ, tu viện, thư viện, của đạo Ki-tô) và kiến trúc cung đình của các vua chúa được xây dựng ở cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Có thể nói rằng, ở đây, phong cách kiến trúc rôcôcô, đặc biệt là kiến trúc nội thất, đã đạt tới một đỉnh cao nghệ thuật mà ít đâu có thể so sánh được: nhà thờ ở Birnau (gần Salem), tu viện Weingarten, Ottobeuren (Đức); tu viện Saint Gall, Eínsideln (Thụy Sĩ); tu viện Sankt Florian, Melk, Gottweig, Klosterneuburg (áo). Ngoài ra, ở rải rác nhiều nơi khác, từ vùng Bavière (Đức), sang áo, rồi sang Tiệp Khắc, Ba Lan, Nga, cũng còn nhiều công trình kiến trúc phong cách rôcôcô khác đáng chú ý, như: Brevnov (gần Prague,Tiệp), Krzeszów (giữa Ba Lan và Tiệp)...
Dựa vào những tác phẩm có cùng một phong cách rôcôcô kể trên, người ta có thể nghĩ rằng cái nôi của phong cách này nằm gọn trong một địa bàn không rộng lắm, gồm: vùng Voralberg (áo), vùng Bavière (Đức) và vùng Sankt Gallen (Saint Gall, Thụy Sĩ). Sự thật hơi phức tạp hơn, vì đây không phải là một phong cách đã phát sinh và nảy nở tại chỗ, mà đã tiếp thu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài: ảnh hưởng barốc của ý và ảnh hưởng rôcay của Pháp.

Tuy nhiên, những kiến trúc sư rôcôcô danh tiếng, phần lớn đều gốc gác người áo và Đức : Johann Fischer von Erlach (áo, 1656-1723), Johann Michael Fischer (Đức, 1692-1766), Balthasar Neumann (Đức, 1687-1753), hai anh em Asam: Cosma Damian Asam (1686-1739) và Egid Quiria Asam (1692-1750) (Đức). Phần lớn những kiến trúc sư này đều đã từng sang ý và sang Pháp.
Tại sao những công trình kiến trúc Kitô giáo phong cách rôcôcô lại nở rộ ở cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII và tập trung với một số lượng khá quan trọng từ vùng nam nước Đức sang tới Ba Lan? Hiện tượng này, theo tôi, chỉ có thể giải thích được bằng chủ trương của giáo hội Kitô giáo và của các vua chúa đương thời: thời kỳ này là thời kỳ mà giáo hội Kitô giáo cần chấn hưng, củng cố lại và giành lại những đất đai đã bị để mất trong cuộc tranh chấp ảnh hưởng giữa Kitô giáo và đạo Tin Lành ở các vùng này.
Còn tại sao phong cách rôcôcô lại chinh phục được cái gu thẩm mỹ của các vua chúa, quý tộc, và dân chúng ở các nước này, thì như đã nói ở trên, vào đầu thế kỷ XVIII, cái gu thời thượng về mặt trang trí nội thất một mặt là phong cách barốc ý, một mặt là phong cách rôcay Pháp.

III. PHONG CÁCH ROCOCO TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT, KIẾN TRÚC VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU

1.Phong cách nột thất Pháp Ý
Dù được thiết kế theo phong cách cổ điển chung châu âu (rococo) thế kỷ XVIII nhưng mỗi nước vẫn mang một đăc trưng riêng.

*Phong cách Pháp
Đại diện là kiểu nội thất thời vua Luio XIV và XV, mang một vẻ đẹp tinh tế và lãng mạngnhững chiếc bàn, ghế tủ hay giường đều nhấn mạnh vào đường cong duyên dáng, hoạ tiết trang trí tỷ mỷ. điểm nổi bật của nột thất pháp là sử dụng mầu sáng, hoa văn hình lá, hoa hồng hoặc chim muông dập nổichạm trổ hay vẽ. chỉ cần nhìn chân bàn, ghế có dáng cong chữ S, bạn sẽ biết đó là nội thất kie kiểu Pháp.


*Phong cách Ý
Ngoài việc nhấn mạnh vào những đường lượn cong nơi tay ghế chạm viền, nội thất phong cách ý cũng mang một vẻ sang trọng, sử dụng mầu sắc sang trọng hơn. Hai gam màu đen và vàng là đặc trưng của phong cách trang trí nội thất này. những mô tuýp hình học, hoa lá trang trí được thêu hoặc cạm khắc tinh tế trên mỗi sản phẩm nội thất. đây là một đặc trưng của ý.

*Nội thất Rococo ở các nước Đức, Áo, Thụy Sĩ
Tại Đức và Áo, phong cách Rococo được ứng dụng vào những công trình nội thất kiểu Baroc trong các nhà thờ và cung điện. đại diện tiêu biểu cho phong cách rococo ở Đức là công trình nhà thờ Birnau (Kts: peter Thumb, người áo) nhà thờ được xây dựng tại vùng hồ Constance, nằm giữa gianh giới ba nước Đức, áo và thuỵ sĩ, đây là một trong những kiệt tác của kiến trúc rococo. ở đó hội tụ đủ sự tinh tế của phong cách rococo. Nếu ai đã có dịp đi ngang qua đây chắc chắn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước nội thất hoa mỹ. nó thực sự đã để lại rất nhiều cảm xúc cho người tham quan.

Nhà thờ Wies, với tên gọi chính thức là nhà thờ Pilgrimage là nhà thờ mang phong cách Rococo đẹp nhất vùng Bavaria (Đức) và trên thế giới. Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1754 bởi thiết kế của anh em Dominikus – Johann và đã trở thành kiệt tác của nghệ thuật Rococo thể kỷ 18

2. Kiến trúc:
Về kiến trúc phong cách rococo nổi bật với các kiểu trang trí nội thất sử dụng các đường cong uốn lượn, phong cách này phần lớn giới hạn trong trang trí các mặt đứng, facades bên ngoài. Rococo thể hiện đầy đủ nhất phong cách trang nhã của nó tại những công trình trang trí đồ gỗ, tường nhà của những biệt thự, nhà riêng của cư dân Paris

3.Âm nhạc

Cuối thời barocque, âm nhạc có một giai đoạn ngắn ngủi và thời trang gọi là rococo. Rococo là chữ vay mượn của ngành học lịch sử nghệ thuật, trong khoảng thời gian 1710-1775.

Lúc này khiếu thẩm mỹ đó thấy trong nghệ thuật trang trí, sang trọng và đài các hơn. Âm nhạc barocque trước kia trang trọng đến độ nặng nề thì thời nay thanh thoát, buông thả hơn, người ta nói nó ga lăng hết ý. Văn hoá phong tục lúc này là đi tìm niềm hạnh phúc hoan lạc trong cuộc sống, âm nhạc do đó được viết với mục đích: để giải trí giới vương quyên và quý tộc. thể loại divertimento và serenade chào đời và phát triển mạnh.
Divertimento trong tiếng ý có nghĩa là giải trí và giờ ra chơi. Nói theo ngôn ngũ nhạc thì Divertimento là một tác phẩm nhẹ viết cho một nhóm nhạc cụ trình diễn với mục đích giúp vui. Divertimento tiêu biểu nhất và nổi tiếng nhất là bài Eine kleine Nachtmusik của W.A. Mozart (1756-1791) thường xuyên được trình tấu.
Serenade theo nghĩa thong thường của ngày nay là bài hát mà nàng hát tặng cho nàng (nghĩa là để cua đào), đúng nghĩa nguyên thuỷ serenade là bài nhạc viét cho bài nhạc chơi chứ không phải để hát.

4. Hội họa:
Nếu trong thời kỳ phục hưng và barocque, chủ đề tôn giáo luôn chiếm vị trí số một trong các tác phẩm nghệ thuật, thì đối với rococo nhiều chủ đề bình dân, giản dị của cuộc sống thường ngày đã được đưa vào. Rococo, thời kỳ nối tiếp barocque trong nghệ thuật của châu âu, kéo dài khoảng hơn nửa thế kỷ (1710 - 1770) với trung tâm là pháp. thủ lĩnh tiên phong của hội hoạ là Watteau. Năm 1717, để xin làm một thành viên học viện hội hoạ và điêu khắc hoàng gia, Watteau nộp một bức tranh, The Embark to Cynthera, mà ban giám khảo không biết liệt nó vào thể loại nào vì phong cách hoàn toàn khác trước . cuối cùng học viện phải nghĩ ra một cái tên mới, fête galante, để đặt tên cho thể loại tranh này. Đó cũng chính là sự công nhận Watteau cũng như phong cách mới. đặc điểm của fête galante là suqj nhẹ nhàng, duyên dáng. chủ đề thường về cuộc song hang ngày với tình yêu trai gáiấihy những cuộc hội hè. Ngoài ra còn một nét khác là, trong tranh phục hưng Baroque, đường nét là một yếu tố tạo nên hình khối, nhưng trong tranh Rococo thì mầu sắc bắt đầu được sử dụng.

The Swing - Fragonard

IV.CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU

1. Trong kiến trúc nội thất:

Pierre Lepautre : người đã đưa những đường nét uốn lượn và những đường cong vào kiến trúc nội thất trong cung điện của hoàng tộc ở vùng Marly
Francois Boucher: là một hoạ sỹ TK18 mà các tác phẩm của ông thể hiện rõ nét nhất phong cách Pháp trong thời kỳ Rococo

Một số tên tuổi khác: Paul Brill, Antonio Canaletto, William Hogarth, Angelica Kauffmann,Germain Boffrant, Pierre-Alexis Delamair, Nicolas Pineau, Oppenord (1672-1742Meissonnier (1693-1750) ….

2. Trong hội họa
Watteau - The Pleasure of Love
Fragonard
- The Swing

3. Trong âm nhạc
Francois couperin (1668-1733)
người pháp, cả gia đình ông đều là nhạc sĩ chơi organ cha truyên con nối 200 năm tại giáo đường L.S.Bachờngong đã viết cả một quyển sách dậy chơi harpsichord (tiền than của dàn harp) và hơn 200 tác phẩm cho nhạc cụ này.
Georg Philip Telemann (1681-1767)
người đức, tự học nhạc cà chơi organ, một thời điều khiển dàn nhạc vương cung thánh đường hamburg. trước tác rất đồ sộ, nhạc ông nhẹ nhàng và hời hợt. ớtau này thì một số các tác phẩm được các nhà soạn nhạc viết lại cho flute rất thành công

V.GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT MÀ ROCOCO ĐỂ LẠI

Đối với chúng ta ngày nay, hai phong cách barốc và rôcôcô đều có một tầm quan trọng đặc biệt, vì thẩm mỹ cũng như quan niệm về không gian của chúng rất gần với chúng ta. Chẳng thế mà khi kiến trúc hiện đại xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, với những vật liệu mới và những kỹ thuật mới, thì phong cách đầu tiên chinh phục được cái gu thẩm mỹ của người đương thời, lại chính là phong cách Tân nghệ thuật (Art Nouveau), mà xuất xứ chủ yếu là phong cách barốc và rôcôcô.
Có thể nói rằng, nếu không có phong cách barốc nói chung, và rôcôcô, nói riêng, thì chắc chắn là đã không thể nào có được phong cách Tân nghệ thuật và trào lưu Tân nghệ thuật (Art Nouveau) ở đầu thế kỷ XX, cũng như đã không thể nào có được những kiến trúc sư tài năng, như: Gaudi (Tây Ban Nha), Guimard (Pháp), Horta, Henry van de Velde (Bỉ), Mackintosh (Ecosse), Mendelsohn (áo), Sharoun (Đức), Saarinen, Frank Loyd Wright (Mỹ), và sau này, gần chúng ta hơn: Utson (Đan Mạch), Gehry (Mỹ)v.v.
Và đương nhiên, là đã không thể nào có được kiến trúc hiện đại, trong cái nghĩa tiên tiến nhất của nó: không chỉ đơn thuần "kỹ thuật" mà thôi, mà còn giàu tính nhân bản, giàu nhịp điệu, để nói lên sự sống và những ước mơ của con người.


Không có nhận xét nào: